Các nguyên nhân tai biến và cách thức phòng ngừa tốt nhất - www.sertechmed.com

Các nguyên nhân tai biến và cách thức phòng ngừa tốt nhất

  Cập nhật: Ngày 28 tháng 10, 2024         Bởi: admin         Chuyên mục Tin chuyên ngành          0 bình luận

Tai biến mạch máu não là nhóm nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân tai biến là gì và làm cách nào để chủ động phòng ngừa. Lời giải cho những câu hỏi này sẽ được chia sẻ ngay trong thông tin bài viết dưới đây.

 

1. Nguyên nhân tai biến là gì?


1.1. Tăng huyết áp


Tăng huyết áp được xếp vào top đầu nguyên nhân tai biến. Thường xuyên tăng huyết áp sẽ khiến mạch máu trong não dễ bị tổn thương, gây vỡ hoặc tắc nghẽn. Hậu quả là tình trạng đột quỵ thiếu máu cục bộ hoặc đột quỵ xuất huyết não.

 

1.2. Xơ vữa động mạch


Xơ vữa động mạch là tình trạng các mảng bám tích tụ bên trong thành động mạch, gây hạn chế lưu thông máu tới não. Nếu mảng bám này bị vỡ có thể gây ra cục máu đông chặn hoàn toàn đường lưu thông máu đến não từ đó sinh ra tai biến.


1.3. Bệnh tim mạch


Các bệnh lý liên quan đến tim như nhồi máu cơ tim, rung nhĩ và suy tim đều có thể làm tăng nguy cơ tai biến. Nguyên nhân tai biến trong trường hợp này là do bệnh lý tim mạch ảnh hưởng đến lưu thông máu, tăng khả năng hình thành huyết khối.


1.4. Tiểu đường


Tiểu đường làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu và hình thành cục máu đông trong động mạch não. Đây chính là lý do khiến bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến cao hơn nhiều so với người bình thường.


1.5. Béo phì và lối sống ít vận động


Béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, tiểu đường và xơ vữa động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ bị tai biến. Bên cạnh đó, lối sống ít vận động cũng giảm khả năng tuần hoàn máu, góp phần gây ra các bệnh tim mạch là nguyên nhân tai biến.


1.6. Hút thuốc lá và dùng đồ uống có cồn


Hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên dễ gây tổn thương mạch máu. Chất nicotine trong thuốc lá khiến động mạch bị co thắt và tăng nguy cơ hình thành huyết khối. Đồ uống có cồn dễ làm tăng huyết áp, khi sử dụng thường xuyên sẽ tăng nguy cơ tai biến.


1.7. Tiền sử gia đình


Nếu trong gia đình có người từng bị tai biến thì thế hệ sau sẽ tăng nguy cơ tai biến hơn người bình thường. Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tai biến cho các thế hệ kế tiếp.


1.8. Stress kéo dài


Căng thẳng kéo dài làm tăng huyết áp và nhịp tim, tạo điều kiện cho các bệnh lý tim mạch phát triển. Đây là lý do góp phần tăng nguy cơ tai biến nếu không được kiểm soát kịp thời.


Sửa chữa thiết bị y tế, cac-nguyen-nhan-tai-bien-va-cach-thuc-phong-ngua-tot-nhat

 

2. Các phương pháp giúp phòng tránh nguy cơ tai biến


Từ những nguyên nhân tai biến ở trên có thể thấy rằng cách phòng ngừa tốt nhất chính là kiểm soát các yếu tố có thể gây nên bệnh:


2.1. Ổn định huyết áp


Chỉ số huyết áp được kiểm soát ổn định sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả tai biến. Để làm được việc này, hãy đo huyết áp thường xuyên và tuân thủ các chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ nếu bị bệnh cao huyết áp.


Ngoài ra, điều chỉnh chế độ ăn uống, giảm muối và duy trì lối sống lành mạnh cũng là những việc nên làm để không bị tăng huyết áp đột ngột.


2.2. Giữ cân nặng phù hợp


Người đang bị thừa cân, béo phì nên giảm cân khoa học để phòng ngừa bệnh lý tim mạch, tiểu đường - nguyên nhân tai biến. Hãy áp dụng chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên rau củ quả, hạn chế thực phẩm có hàm lượng chất béo cao để tránh tăng cân ngoài ý muốn.


2.3. Tập thể dục đều đặn


Hoạt động thể chất không chỉ giúp giảm cân mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu. Vì thế, để phòng ngừa tai biến, ổn định sức khỏe, hãy cố gắng duy trì ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày/ tuần.


2.4. Kiểm soát bệnh tiểu đường


Bệnh nhân tiểu đường cần thực hiện đúng chỉ dẫn chăm sóc sức khỏe và dùng thuốc của bác sĩ để kiểm soát chỉ số đường huyết. Khi chỉ số này được duy trì trong ngưỡng cho phép sẽ giảm thiểu nguy cơ gây tai biến.


2.5. Tránh các yếu tố nguy cơ


- Bỏ thuốc lá


Đây là việc cần làm để giảm nguy cơ mắc tai biến. Tốt nhất bạn nên tìm các phương pháp hỗ trợ như liệu pháp thay thế nicotine hoặc tham gia các chương trình cai thuốc lá để đạt được mục tiêu này.


- Hạn chế đồ uống có cồn


Theo khuyến cáo, nam giới không nên uống quá 2 đơn vị rượu/ ngày và nữ giới không nên uống quá 1 đơn vị rượu/ngày.


- Giảm căng thẳng


Căng thẳng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, dẫn đến tai biến. Để giảm thiểu căng thẳng, hãy tìm đến các hoạt động thư giãn như âm nhạc, đọc sách, hoặc tập yoga, thiền,...


2.6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ


Khám sức khỏe định kỳ và thực hiện các kiểm tra chuyên sâu sẽ giúp sàng lọc, phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây tai biến như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh lý tim mạch,...

Trong các lần khám sức khỏe định kỳ bạn cũng sẽ được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh lối sống và biện pháp phòng ngừa hiệu quả trước các nguyên nhân tai biến.

 

3. Hướng dẫn cấp cứu đúng cách khi gặp bệnh nhân tai biến


Trong trường hợp phát hiện, nghi ngờ người có dấu hiệu tai biến, hãy cố gắng xử trí cấp cứu đúng cách để giảm thiểu di chứng cho người bệnh:


- Gọi cấp cứu ngay lập tức


Khi phát hiện người có dấu hiệu đột quỵ như méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Thời gian là yếu tố quyết định trong việc cứu sống và giảm thiểu di chứng của tai biến.


- Đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn


Giữ bệnh nhân trong tư thế nằm nghiêng để tránh ngạt thở. Không tự ý di chuyển bệnh nhân, đặc biệt là khi nghi ngờ dấu hiệu chấn thương.


- Không tự ý cho bệnh nhân uống thuốc


Không tự ý cho người bệnh dùng thuốc trước khi được nhân viên y tế cấp cứu. Việc dùng thuốc không có chỉ định trong tình huống này rất dễ làm tình trạng bệnh thêm xấu hơn.


Biết được những nguyên nhân tai biến sẽ giúp mỗi cá nhân chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tích cực, sống khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh.

 
 
 
 
bình luận 0 Lượt xem 565

Liên quan

Tim thai yếu là gì? Hướng xử lý an toàn và cần thiết cho mẹ bầu

  Cập nhật: Ngày 14 tháng 06, 2025         Bởi: admin         

Tim thai là một trong những chỉ số quan trọng nhất phản ánh sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu khi đi khám thai định kỳ lại nhận được chẩn đoán tim thai yếu, gây tâm lý lo lắng, hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này bao gồm cách nhận biết sớm, nguyên nhân và cách xử trí an toàn.

 
Xem thêm

Điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa với kỹ thuật ESD

  Cập nhật: Ngày 13 tháng 06, 2025         Bởi: admin         

Phát hiện sớm, điều trị ít xâm lấn, bảo tồn tối đa chức năng cơ thể chính là mục tiêu hàng đầu trong điều trị ung thư sớm đường tiêu hóa.

 
Xem thêm

Hướng dẫn cách tính chỉ số BMI cho người Việt Nam

  Cập nhật: Ngày 12 tháng 06, 2025         Bởi: admin         

BMI là thông số phản ánh tình trạng cơ thể của một người thông qua mối liên hệ giữa chiều cao và cân nặng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính, đọc kết quả, cũng như cách cải thiện sức khoẻ nếu chỉ số BMI không đạt chuẩn.

 
Xem thêm

Chỉ điểm yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số điện tâm đồ

  Cập nhật: Ngày 11 tháng 06, 2025         Bởi: admin         

Điện tâm đồ giúp bác sĩ theo dõi hoạt động điện của tim và đưa ra chẩn đoán các vấn đề về tim mạch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình đo điện tâm đồ và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả chỉ số điện tâm đồ.

 
Xem thêm
Xem thêm bài viết
Lên đầu trang
   

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ SERTECH

Địa chỉ: 116B19,  Khu dân cư 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907 758 239

Hotline: 0913 774 399

MST: 1801135096

Email: sertechmed@gmail.com

Website: sertechmed.com

 
 

SERTECH MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD

Adress: 116B19, 91B Residential Area, An Khanh Ward, Ninh Kieu District, Can Tho City

Tel: (+84) 907 758 239

Hotline: (+84) 0913 774 399

Tax code: 1801135096

Email: sertechmed@gmail.com

Website: sertechmed.com

 
 
Tổng lượt truy cập: 898463
Đang truy cập: 167
© 2018 Copyright by www.sertechmed.com. All rights reserved